Nhân sâm có tác dụng gì? Thảo dược quý giúp tăng cường sinh lý
1. NHÂN SÂM LÀ GÌ?
Nhân sâm có tên khoa học là Panax gingseng, dân gian thường gọi tắt là sâm. Đây là loại cây khó trồng, sống lâu năm, cao chừng 0,6m, rễ mọc thành củ to. Phần được sử dụng là thân rễ và rễ đã phơi hay sấy khô của cây.
Đặc tính mà sâm có được là nhờ vào môi trường mà nó sinh trưởng. Vậy nên ở các khu vực khác nhau sẽ cho tác dụng của nhân sâm không giống nhau. Sâm hoang dã thường mọc ở sườn núi với độ cao từ 500 – 1.100m tại các quốc gia khác nhau. Song nổi tiếng nhất là tại Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản…
2. PHÂN LOẠI
Để phân loại, người ta thường dựa vào cách chế biến và nguồn gốc môi trường sinh trưởng.
2.1. Phân loại theo phương pháp chế biến
– Hồng sâm: Sâm tươi đem hấp bằng hơi nước rồi đem phơi khô mà không bỏ vỏ. Qua quá trình hấp bằng hơi nước, chất màu nâu không enzym xuất hiện và các hoạt tính sinh học được hình thành. Thời hạn sử dụng 10 năm (đóng gói hút chân không)
– Bạch sâm: Sâm tươi phơi khô sau khi bóc vỏ hoặc để nguyên. Có màu trắng như sữa. Hầu như không có phản ứng chất màu nâu xảy ra. Thời hạn sử dụng 3 năm (đóng gói hút chân không)
– Sâm Thái cực: Sâm tươi được ngâm sơ trong nước nóng rồi phơi khô. Có màu vàng nhạt hay màu nâu vàng nhạt. Trên bề mặt cắt có màu nâu sáng nhưng phần giữa lại có màu sáng. Thời hạn sử dụng 10 năm (đóng gói hút chân không)
2.2. Phân loại theo nguồn gốc
– Nhân sâm Hàn Quốc: Ở phần đầu của củ sâm Hàn Quốc thường rất rắn chắc, ngắn và khá tròn. Phần chân củ có màu vàng hoàng thổ và to được phân thành chân rất rõ ràng. Sâm Hàn Quốc thường có trọng lượng nặng hơn so với những loại khác. Đặc biệt, nó có mùi thơm nức đặc trưng khi sử dụng.
– Nhân sâm Triều Tiên: Có đặc điểm khá giống với sâm Hàn Quốc. Sâm Triều Tiên có mùi thơm dịu nhẹ.
– Sâm Mỹ: Có màu vàng nâu, rắn chắc, hình trụ tròn, vỏ có các vân vòng ngang lồi lên, nhiều vết sần ngang dọc, trên đầu có vành củ rõ rệt. Mặt cắt phẳng, màu trắng ngà, hơi bột. Vị hăng đắng, hậu ngọt và có mùi thơm mát đặc trưng.
– Sâm Trung Quốc: Ở phần đầu củ sâm thì hơi mềm và thon dài. Thân củ sâm thường có màu trắng. Cơ cấu ở bên trong củ sâm nhìn khá xốp .Phần dưới chân sâm có hình dáng không rõ ràng, có cùng kích thước và trọng lượng khá nhẹ, không chắc.
– Nhân sâm Việt Nam: Có các đốt như đốt trúc với các mắt sâm chính là số năm tuổi. Củ có phần đầu nhỏ và mềm, thân màu trắng và xốp, rễ hầu hết mọc từ thân sâm, mùi thơm nhẹ. Sâm Ngọc Linh là loại vô cùng quý hiếm.
3. THÀNH PHẦN
Thành phần của sâm gồm nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, bao gồm:
– Polysacarit
– Ginsenosides
– Vitamin E, C
– Hơn 30 loại saponin
– IH901
– Hợp chất K
– Peptide
– Rượu polyacetylenic
– Axit béo
– Tinh dầu
– Glucid
– Các nguyên tố vi lượng: Kali, Mangan, Selen…
4. MÙI VỊ
Mùi thơm nồng đặc trưng của sâm
Vị hơi đắng và hậu ngọt, hơi lạnh
5. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN
Để đảm bảo dược tính và giá trị cần thu hoạch và bảo quản đúng cách.
5.1. Thu hoạch
Vụ thu hoạch diễn ra vào mùa thu, khoảng tháng chín hoặc tháng mười. Khi đó toàn bộ chất dinh dưỡng tập trung vào phần rễ. Do vậy phải thu hoạch ngay để có được sản phẩm đạt chất lượng cao. Thời điểm thu hoạch lý tưởng được thực hiện sau sáu năm trông.
5.2. Bảo quản
– Rửa sạch:
Sâm tươi sau khi mua về bạn đem ngâm trong chậu nước lạnh khoảng 10 – 15 phút để lớp đất bám trên sâm được loại bỏ.
Sau đó, dùng bàn chải nhỏ chà nhẹ nhàng trên bề mặt. Bắt đầu từ thân rồi đến rễ nhỏ để làm sạch phần đất còn sót lại, rồi rửa qua 2 lần với nước lạnh.
Lưu ý: Khi rửa đến rễ chính hoặc rễ phụ, bạn nên dùng tay nâng đỡ phần dưới nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh làm đứt gãy rễ sâm.
– Cắt tỉa bớt các rễ phụ
Sau khi làm sạch xong, bạn cắt tỉa bớt các rễ phụ và phần đầu của củ sâm bằng kéo nhỏ.
Lưu ý: Có thể tận dụng phần rễ phụ để nấu trà uống hoặc làm salad.
– Bảo quản trong tủ lạnh
Sau khi cắt sâm theo mục đích sử dụng xong, bạn cho vào túi zip hoặc hộp đựng thực phẩm đậy kín nắp, rồi đem bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Cách làm này giúp giữ được độ tươi ngon và dưỡng chất của sâm tươi trong khoảng 7 – 10 ngày.
6. NHÂN SÂM CÓ TÁC DỤNG GÌ? 9 TÁC DỤNG TUYỆT VỜI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
Đây là một loại dược liệu quý hiếm rất tốt cho sức khỏe. Hãy cùng đến với những công dụng phổ biến ngay dưới đây.
6.1. Công dụng của sâm với da
Loại thảo dược này được ví là tiên dược duy trì tuổi xuân của phái đẹp. Trong thành phần của sâm có từ 10 – 35 hoạt chất saponin. Đây là dưỡng chất chính và đặc biệt quan trọng trong quá trình tái tạo tế bào máu và bổ sung oxy. Dưỡng chất này giúp máu lưu thông và làn da sẽ trở nên hồng hào, căng bóng, tràn đầy sức sống. Đồng thời nó còn thúc đẩy sản sinh collagen tái tạo tế bào da, lấp đầy các nếp nhăn, phục hồi lại làn da tổn thương do tác động từ môi trường bên ngoài.
6.2. Chống oxy hóa, giảm viêm
Chiết xuất nhân sâm chứa ginsenoside. Hoạt chất này có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do trong các tế bào, đồng thời ức chế phản ứng viêm trong cơ thể.
6.3. Cải thiện tâm trạng, trí nhớ
Các thành phần ginsenosides và hợp chất K trong sâm có thể giúp bảo vệ tế bào não khỏi tác hại của các gốc tự do, xoa dịu thần kinh, cải thiện trí nhớ. Đồng thời tác dụng nhân sâm giúp tích cực trong việc cải thiện hành vi và nhận thức của người bị Alzheimer.
6.4. Bổ sung năng lượng cho cơ thể
Một số nghiên cứu cho thấy tác dụng của sâm làm giảm mệt mỏi, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Nó giúp những người đang có vấn đề về sức khỏe hoặc hoạt động thể chất nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
6.5. Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Chiết xuất nhân sâm có khả năng xoa dịu trạng thái căng thẳng thần kinh, giảm lo âu. Qua đó hỗ trợ điều trị mất ngủ, giúp cho người sử dụng tìm lại được giấc ngủ ngon và trọn vẹn
6.6. Giảm đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Hoạt chất ginsenosides trong loại thảo dược này giúp hạ đường huyết nhờ tác động đến việc sản xuất insulin ở tuyến tụy. Nó đồng thời cải thiện tình trạng kháng isulin, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu cho người bị tiểu đường.
6.7. Tăng cường hệ miễn dịch
Sâm giúp cải thiện hệ miễn dịch cho người bị ung thư dạ dày sau hóa trị, giảm tác dụng phụ của hóa chất. Ngoài ra, chiết xuất của nó còn giúp tăng cường hiệu quả của các loại vắc xin ngừa virus cúm.
6.8. Ngăn ngừa ung thư
Ginsenosides trong sâm có tác dụng chống oxy, duy trì sự khỏe mạnh của tế bào. Đồng thời nó còn ngăn chặn sự phát triển của các tế bào bất thường, phòng ngừa ung thư.
6.9. Chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ
Sử dụng trong thời gian dài giúp làm chậm tiến trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên phải sử dụng với lượng phù hợp và dùng sản phẩm đảm bảo về chất lượng.
7. NHÂN SÂM TĂNG CƯỜNG SINH LÝ NAM GIỚI CÓ TỐT KHÔNG?
Theo nghiên cứu cả trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại đã chứng minh tác dụng của nhân sâm đối với nam giới. Đó là giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý phái mạnh.
– Hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương: Nó hoạt động bằng cách tăng cường lưu thông máu đến dương vật. Từ đó “cậu nhỏ” cương cứng nhanh hơn và thời gian quan hệ cũng kéo dài đáng kể.
– Tác dụng của nhân sâm đối với tinh trùng: Theo nhiều nghiên cứu, nam giới bị hiếm muộn sử dụng trong 3 tháng có thể tăng 90% lượng tinh trùng. Còn đối với nam giới bình thường có thể tăng 9% lượng tinh trùng. Đồng thời chiết xuất từ sâm còn có thể cải thiện chất lượng và khả năng vận động của tinh trùng
– Cải thiện ham muốn tình dục: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất panax ginseng trong sâm tăng cường sinh lý nam giới, giúp kích thích cơ thể sản sinh ra hàm lượng testosterone. Lượng testosterone được bổ sung giúp tăng cường ham muốn tình dục ở phái mạnh.
– Ngăn ngừa xuất tinh sớm: Nhờ khả năng tác động tới hệ thần kinh trung ương điều khiển và kiểm soát hoạt động xuất tinh.
>>Xem thêm: Cách tăng cường sinh lý nam tại nhà quý ông không nên bỏ lỡ
8. ĐỐI TƯỢNG KHÔNG NÊN SỬ DỤNG SÂM
Tuy là dược liệu bổ nhưng sâm gây độc nếu không dùng đúng người. Những người không nên sử dụng sâm là:
– Người thường xuyên bị đau bụng, đầy chướng, căng tức, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy nếu dùng sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
– Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp. Vì công dụng nhân sâm là tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não.
– Người bị bệnh tự miễn như bệnh Lupus ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp, cứng bì…
– Phụ nữ trước ngày sinh.
– Người bị cảm lạnh, phát sốt.
– Người có vấn đề về viêm gan, mật, dạ dày, ruột cấp tính.
– Những người bị giãn phế quản, lao phổi, ho ra máu không nên dùng. Vì sâm làm thương âm, động hỏa, càng làm tình trạng ra máu nặng thêm
– Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm.
9. CÁCH DÙNG NHÂN SÂM ĐẠT HIỆU QUẢ TỐT NHẤT
Có thể dùng theo nhiều cách khác nhau như ngậm, sắc, dùng thay trà hoặc chế biến thành món ăn. Tùy theo thể trạng và tình trạng bệnh của mỗi người mà sử dụng cách dùng phù hợp.
9.1. Ngậm sâm
Phù hợp với người bị bệnh sức khỏe yếu, ăn uống kém, hơi thở yếu và gấp gáp, ho do suyễn. Sâm khô hoặc tươi mua về thái thành các lát mỏng, bỏ vào bình hoặc hộp có nặp đậy kín để dùng dần. Mỗi lần ngậm 1 lát. Khi sâm mềm nhai nuốt cả bã. Mỗi ngày dùng khoảng 3 – 4 lát.